Trong ca dao Hình_tượng_con_cò_trong_văn_hóa

Cò được nêu lên trong bài ca dao và đôi khi được ví von với người phụ nữ hay thân phận vất vả, tần tảo của người phụ nữ, ca dao Việt Nam đã dùng hình ảnh con cò là biểu tượng để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm thức mỗi con người Việt vì cánh cò mỏng manh, nhỏ bé, cần cù mà trắng trong như người phụ nữ suốt một đời bình lặng. Ca dao xưa khi ca ngợi về vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam cũng thường ví với hình ảnh con cò.

Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm kể về chuyện một con cò sa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong sạch. Bài "Con cò mà đi ăn đêm" đến với người nghe, người đọc qua nhiều thế hệ với cách nói ẩn dụ như là một phương thức biểu hiện độc đáo của ca dao Việt Nam và ẩn chứa một triết lý sống cao đẹp của con người Việt Nam.

Con cò mà đi ăn đêm,Ðậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.Ông ơi ông vớt tôi nao!Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.Có xáo thì xáo nước trong,Ðừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Một bài ca dao nói về thân phận con cò, trong đó đã vẽ lên hình tượng một người vợ, người mẹ giàu đức hy sinh cho chồng, cho con. Người vợ, người mẹ ấy vẫn cặm cụi như thân cò lặn lội sớm hôm, vẫn chịu muôn ngàn đắng cay để cho chồng có thể bằng bạn, bằng người.

Cái cò lặn lội bờ sông,Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ nonNàng về nuôi cái cùng conCho anh đi trẩy nước non Cao BằngMột con cò đang kiếm ăn

Một số bài ca dao khác như:

Cái cò là cái cò conMẹ đi xúc tép để con ở nhàMẹ đến chỗ cánh đồng xaMẹ sà chân xuống phải mà con lươn

Hay một bài khác về số phận vất vả của con cò

Con cò lặn lội bờ sôngCổ dài, mỏ cứng, cánh cong, lưng gùBãi xa, sông rộng, sóng toVì lo cái bụng đi mò cái ăn.

Hay:

Con cò lặn lội bờ aoĂn sung thì chát, ăn đào thì chua.

Hình tượng người phụ nữ Việt gánh trên vai nhọc nhằn sớm hôm, biết bao tủi cực mà không biết giãi bày:

Con cò bay lả bay laBay từ cửa phủ bay ra cánh đồng

Ngoài ra, ở biểu tượng con cò, khởi thủy các cung bậc tình yêu bắt đầu bằng nỗi nhớ. Nhìn đàn cò trắng bay lượn trên không, xúm xít bầy đàn gợi trong lòng đôi lứa xa nhau tình cảm nhớ thương da diết. Trong xã hội Việt Nam thời phong kiến quyền tự do yêu đương bị hạn chế, đặc biệt là tầng lớp lao động nghèo khổ, tuy nhiên tâm hồn của họ vượt khỏi sự phong tỏa của chế độ phong kiến, họ cất tiếng hát ca ngợi cuộc sống, ca ngợi tình yêu và trao gửi vào ca dao, biểu tượng con cò, đem lại cho ca dao sức sống mãnh liệt.[3]

Một đàn cò trắng bay quanh,Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta.

Hay:

Con cò lặn lội bờ aoPhất phơ hai dải yếm đào gió bay

Hoặc bài

Con cò lặn lội bờ aoHỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?...

Con cò là hình ảnh, là biểu tượng của ao đầm, đồng ruộng. Một trong những hình ảnh đẹp nhất là hình ảnh con cò trắng như bông bay liệng la đà trên ruộng lúa mêng mông, bát ngát, trải rộng ra mãi tận chân trời, mà ta gọi là "thẳng cánh cò bay" hay Cò bay thẳng cánh hay nhiều bài ca dao. Nói tới đồng ruộng nước, nói tới lũy tre xanh, con trâu trên luống cầy, và hình bóng quen thuộc, một hình bóng thân thương, một hình bóng của con cò.

Con cò và đồng ruộngMột đàn cò trắng phau phauĂn no tắm mát rủ nhau đi nằm

Bài ca dao con cò bay lả bay la:

Con cò, là cò bay lả, lả bay laBay từ là từ cửa phủBay qua là qua cánh đồng

Bài:

Cái cò, cái vạc, cái nôngBa con cùng béo vặt lông con nào

Nhiều bài ca dao, đồng dao mở đầu bằng hình ảnh con cò, nhiều khi dùng cò như chỉ là một cách để dẫn nhập, vào đề như:

Cái cò là cái cò KỳAnh cơm nhà dì, uống nước nhà cô

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình_tượng_con_cò_trong_văn_hóa http://baophapluat.vn/truyen-hinh-phap-luat/chong-... http://www.baobinhdinh.com.vn/643/2003/11/7185/ http://dantri.com.vn/kinh-doanh/ban-nha-tren-mang-... http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_tphcm/_mo... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121226/tai-die... http://www.thuathienhue.edu.vn/tap-san-gddt/nam-20... http://phapluattp.vn/20130909113853266p1060c1104/n... http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-toan-canh/nguyen-t... https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada_(mythology)